Sunday, November 30, 2014

Da cam, kiện tụng và rồi....

Tg: Hoàng Ngọc Diêu

Hãy ôn lại các cột mốc và những điểm trọng yếu của vụ kiện da cam ở Hoa Kỳ trong thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 để hiểu hơn ngọn ngành của chuyện ngày nay (sẽ viết tiếp trong phần khác).

1) Năm 2003, một nhóm bác sĩ và khoa học gia người Việt, những người đã làm việc với các nạn nhân "da cam" hình thành một hiệp hội có tên là Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam (Vietnam Association of Victims of Agent Orange) vào tháng 12 năm 2003. Họ cùng một số người Mỹ khởi kiện về vụ "da cam".

2) Ngày 30 tháng 1 năm 2004, Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam chính thức khởi kiện [1] các công ty hoá chất Dow, Monsanto, Hercules, Diamond Shamrock và một số công ty hoá chất khác, bao gồm các chi nhánh của những công ty ấy có liên quan đến việc sản xuất hoá chất dùng để diệt cỏ và khai hoang trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1961 - 1971. Trong đơn khởi kiện này, có những điểm quan trọng mà phía Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra dẫn đến sự thất bại của vụ án [2]

3) Ngày 18 tháng 3 năm 2004, phiên toà đầu tiên của vụ kiện này diễn ra tại toà án địa phương đông New York, ở Brooklyn và chánh án là ông Jack Weinstein, người đã dự vụ toà cựu chiến binh Mỹ kiện và thắng kiện 180 triệu đô la vào năm 1985. Chánh án cho phía khởi kiện 6 tháng để chuẩn bị hồ sơ. Nội dung phiên toà đầu tiên được lưu trữ ở đây [3].

4) Ngày 3 tháng 11 năm 2004, phía bị cáo (các công ty hoá chất nêu trên) đệ trình hồ sơ đề nghị bãi toà [4], phản bác tất cả các điểm phía Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra trong đơn kiện, Hầu hết các điểm bị bác bỏ dựa trên điều luật "Giới hạn 10 năm" ("The Ten-Year Statute of Limitations"). Nếu Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam khởi kiện vụ việc trong vòng 10 năm sau khi các trường hợp được đưa ra thì có thể hiệp hội ấy có "case" (vụ xử). Luật sư đoàn phía bị cáo (các công ty hoá chất Mỹ) còn đệ trình đề nghị chính thức huỷ bỏ vụ án dựa trên căn bản "vụ việc đã xảy ra nhiều thập niên trước ở một đất nước xa xôi cách Hoa Kỳ ngàn dặm" [5].

5) Ngày 18 tháng 1 năm 2005, luật sư đoàn phía khởi tố đệ trình hồ sơ 173 trang [6] phản biện những gì phía bào chữa đưa ra nhằm yêu cầu toà án không huỷ bỏ vụ án. Trong hồ sơ này, phía khởi tố đưa ra rất nhiều phân tích tính độc hại của "da cam" và duy trì quan điểm phía bị cáo vi phạm luật quốc tế và đòi hỏi phía bị cáo phải trả giá cho những gì họ làm.

6) Ngày 28 tháng 2 năm 2005, cả hai phía đối diện nhau tại toà để đối chất [7]. Đây là tài liệu dài 238 trang, lưu lại nội dung đối chất cả hai phía [8].

7) Ngày 10 tháng 3 năm 2005, chánh án Weinstein bãi bỏ vụ án. Trong 233 trang ghi nhận quyết định của ông [9], ông nói rõ rằng, cho dù "da cam" được ghi nhận có dioxin, là một thứ hoá chất độc hại nhưng nó không nằm trong khuôn khổ "chiến tranh hoá chất" (chemical warfare) và bởi thế không vi phạm luật quốc tế. Chánh an Weinstein còn cho biết toà án liên bang cũng có thẩm quyền trong vụ án này như một gợi ý cho phía khởi tố xúc tiến phúc thẩm hoặc đưa vụ việc lên toà án tối cao.

8) Phía khởi tố tiếp tục đệ trình thỉnh cầu phúc thẩm. Ngày 6 tháng 2 năm 2006, phía bị cáo đệ trình hồ sơ phản hồi đề nghị phúc thẩm của phía khởi tố [10]. Trong hồ sơ này, phía bị cáo đưa ra những điểm kỹ thuật về giới hạn tố tụng và trách nhiệm của các công ty được chính phủ Hoa Kỳ sử dụng. Phía khởi tố đệ trình phản hồi [11] và sau đó, vào ngày 17 tháng 4 năm 2006, phía khởi tố lần nữa đệ trình phản hồi đã được điều chỉnh [12], lấy lý do rằng "quốc tế đã có luật cấm sử dụng hoá chất trong chiến tranh từ lâu" và đề nghị toà án cho phép xúc tiến phúc thẩm.

9) Ngày 18 tháng 6 năm 2007, toà phúc thẩm diễn ra với hai với sự chứng kiến của ba chánh án [13]. Đây là tài liệu 247 trang, lưu lại nội dung đối chất của hai phía tố và bào chữa. [14]

10) Ngày 22 tháng 2 năm 2008, toà án phúc thẩm liên bang bác bỏ đơn kiện của Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam. Các chánh án tuyên bố phía khởi tố đã không thể chứng minh được chất diệt cỏ và khai hoang sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nằm trong khuôn khổ "chiến tranh hoá chất" và vi phạm luật quốc tế. Các chánh án cũng bác bỏ các khiếu nại của những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã không tham gia trong vụ án 1984 và đề nghị tất cả các chánh án và luật sư bãi bỏ mở rộng vụ án.

11) Tháng 10 năm 2008, luật sư đoàn của Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam gởi một thỉnh nguyện cứu xét (writ of certiorari) [15] đến toà án thượng thẩm Hoa Kỳ. Luật sư đoàn của nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng gởi một thỉnh nguyện cứu xét của riêng họ [16].

12) Ngày 27 tháng 2 năm 2009, toà án thượng thẩm Hoa Kỳ đã có một cuộc hội luận và họ quyết định bác bỏ cả hai thỉnh nguyện. Vụ án này khép lại.



Tài liệu tham khảo:

[1] Hồ sơ khởi kiện nguyên thuỷ ở: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/AO%20Lawsuit(2).pdf

[2] Những điểm quan trọng của hồ sơ khởi tố mà Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra:
- "da cam" không những dùng để khai hoang mà còn để tàn phá hoa màu.
- dựa trên tường trình sơ khởi năm 1966 của Bionetics Research Laboratory cho biết 2,4,5-T and 2,4-D, hai thành phần chính của "da cam" có thể tạo ra tình trạng quái thai và chết yểu của chuột con.
- dựa trên phỏng đoán có khoảng 4 triệu người Việt Nam đã tiếp xúc với "da cam" trong khoảng thời gian 1961 - 1971.
- dựa trên cách gọi của phía Việt Nam: "cuộc chiến tranh hoá chất lớn nhất trong lịch sử" (“largest chemical warfare operation in history").
- dựa trên thông tin bác sĩ Phi Phi ăn rau quả dọc theo khu vực bị khai hoang trong khoảng 1966 - 1971 và kết quả là bị 3 lần hư thai và phía khởi tố kết luận là do "da cam".
- dựa trên thông tin người lính tên Nguyễn Văn Quý đã đi trên đường mòn Hồ Chí Minh năm 1972 - 1973, ăn rau cỏ khu vực này và năm 1984, anh ta lấy vợ ở Vũng Tàu và vợ anh bị sẩy thai, họ ly dị. Năm 1987 anh Quý lấy vợ lần thứ hai ở Hải Dương và cháu trai Nguyễn Quang Trung được sinh ra với tay chân và xương sống bị dị tật. Sau đó cháu gái Nguyễn Thị Thuý Nga ra đời bị thiểu năng và điếc. Chính anh Nguyễn Văn Quý sau này bị ung thư.
- dựa trên thông tin bác sĩ Dương Quỳnh Hoa thường xuyên lui tới Sông Bé và Biên Hoà năm 1964, nơi có "da cam" rất nhiều. Sau này, bà sinh ra cháu trai Huỳnh Trung Sơn vào năm 1970 bị dị tật và bị kinh phong. Cháu Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi do lên cơn động kinh. Năm 1972, bà Hoa có thai một lần nữa nhưng bị hư thai. Năm 1998, bà Hoa được chẩn đoán có khối u ung thư trong vú và năm 1999, khám nghiệm cho thấy mức dioxin trong máu bà tương đối cao. Phía bà Hoa kết luận rằng con của bà và ung thư vú của bà là do "da cam".
- dựa trên những thông tin ở trên, phía khởi tố kết luận rằng phía sản xuất ra "da cam" vi phạm nhân quyền, là tội phạm chiến tranh và luật quốc tế.

[3] Nội dung phiên toà thứ nhất  vào ngày 18/3/2004:http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/hearing(2).pdf

[4] Hồ sơ phía bị cáo (các công ty hoá chất Mỹ) bác bỏ những kết tội Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đưa ra: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Memo%20of%20Law%20SOL.pdf

[5] Đề nghị chính thức của luật sư đoàn phía bị cáo huỷ bỏ vụ án:  http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/InjunctiveRelief(2).pdf

[6] Phản hồi chính thức của luật sư đoàn phía khởi kiện đưa ra:http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/International%20Law%20Brief.pdf

[7] Nội dung đối chất ngày 28 tháng 2 năm 2005 tại phiên toà thứ nhì:http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Feb28hearing.pdf

[8] Cuộc đối chất có thể tóm gọn như sau:

- Cuộc đối chất đi đến chỗ tranh luận về nghị quyết 4 của Geneva về tội hình "tội ác diệt chủng" có thể áp dụng trong vụ án này hay không.

- Phía khởi kiện lý giải nhằm bảo vệ quan điểm rằng "da cam" dùng ở Việt Nam trong chiến tranh là để "diệt chủng".

- Phía bị cáo phản biện rằng thuốc diệt cỏ không được xếp loại trong các loại hoá chất để "diệt chủng" và cho dù thuốc diệt cỏ có nằm trong danh sách các loại hoá chất ở cấp độ diệt chủng, vấn đề này đã không được đưa ra quốc tế mãi cho đến hội nghị vũ khí hoá học năm 1993, có nghĩa là hơn hai thập niên sau khi vụ việc đã xảy ra ở Việt Nam. Cho đến nay (thời điểm vụ án đang diễn ra), vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới công nhận thuốc diệt cỏ và khai hoang là hoá chất để diệt chủng. Phía bị cáo phản bác rằng phía khởi kiện đánh tráo khái niệm và đánh đồng "da cam" được rải ở Việt Nam với những vụ tàn sát bằng hoá chất trực tiếp đã xử ở Nuremberg.

- Ngoài ra, chuyên gia hoá chất phía bị cáo chứng minh rằng "da cam" không phải là dioxin mà "da cam" chứa một phần rất nhỏ dioxin và đã được pha loãng ra với dầu hôi. Hỗn hợp này bị phân huỷ trong thời gian ngắn dưới ánh nắng và nếu có thấm xuống đất, sau một thời gian chúng bị phân huỷ. Đối với những vùng đã được rải "da cam", số lượng trải đều ra, nếu thấm xuống đất cũng không đủ tồn tại quá lâu (như vài thập niên mà phía khởi tố đã đưa ra. Chỉ có những khu vực lưu trữ những thùng chứa hoá chất "da cam" bị rò rỉ thì khả năng kéo dài mới có nhưng không thấy có trường hợp nạn nhân nào được đưa ra ở vài khu vực lưu trữ "da cam" ở Việt Nam.

[9] Quyết định bãi toà của chánh án Weinsteinhttp://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Dismiss(2).pdf

[10] Hồ sơ phản hồi thỉnh cầu phúc thẩm của phía bị cáo ngày 6 tháng 2 năm 2006: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Brief_for_Appellee(2).pdf

[11] Phản hồi của phía khởi kiện cho phiên toà phúc thẩm: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/FinalReply.pdf

[12] Phản hồi đã được điều chỉnh của phía khởi kiện cho phiên toà phúc thẩm: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/AmendedReplyBrief.pdf

[13] Đối chất toà án phúc thẩm 18/6/2007: http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/TranscriptJun18.pdf

[14] Cuộc đối chất của toà phúc thẩm có thể tóm gọn như sau:

- Xác định chính phủ Hoa Kỳ biết rõ thành phần và tính độc hại của "da cam" hay không.
- Xác định các công ty hoá chất biết rõ thành phần và tính độc hại của "da cam" hay không.
- Xác định chính phủ Hoa Kỳ cần "da cam" để khai hoang và không phải cần "dioxin" để gây hại cho con người.
- Xác định thời điểm "da cam" được công bố là độc hại.
- Làm rõ những ngộ nhận về "chất độc" xảy ra trong thập niên 50' đã được báo cáo những trường hợp bệnh tật nhưng bị đánh đồng là "da cam".
- Phía khởi kiện cố gắng chứng minh phía bị cáo (các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ) đã biết và cố tình thêm dioxin vào "da cam" nhưng họ không có bằng chứng vững vàng. Sau đó họ lại đi đến chỗ kết tội bị cáo tắc trách, biết có dioxin trong "da cam" nhưng không lọc ra.
- Phía khởi kiện cố gắng chứng minh "tội ác" dùng hoá chất lên nhân dân và binh lính Bắc Việt nhưng các chánh án vặn ngược lại là phải chăng chính phủ Hoa Kỳ và công ty sản xuất hoá chất đều biết tính độc hại nhưng họ vẫn trải "chất độc" lên chính binh lính Hoa Kỳ và những nhân viên phục vụ của chính phủ Hoa Kỳ thì phía khởi kiện không thể trả lời (vì chính phủ Hoa Kỳ không thể "cuộc chiến hoá chất' với chính binh lính và đồng minh của họ).

[15] http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/Petition.pdf

[16] http://www.agentorangerecord.com/images/uploads/02%2010%2009%20FILED%20Stephenson%20Cert%20%20Reply%20Brief.pdf

Friday, November 28, 2014

Tiếng đàn lúc nửa đêm

Một ngày anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt :

- Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây ?

Anh cúi đầu trả lời lí nhí trong sự hổ thẹn :

- Ừ thì bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm !

Chị sầm mặt xuống :

- Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không ngóc lên đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy ?

Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh :

- Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e sẽ chẳng còn được bình yên nữa !

Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối :

- Con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.

Chị thở dài :

-Ông lúc nào cũng mang xui xẻo cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.

Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.

Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.

Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.

Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt, đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn

“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói cửa miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.

Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.

Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói: "Ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn". Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ ràng buộc sẽ làm khổ chị.

Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ. Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn. Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.

Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay Noel, chị cũng có quà riêng cho con bé. Nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.

Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.

Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.

Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.

Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.

Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách.

Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm: ... đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.

Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần.

Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.

Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm

Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.

Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.

Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lồng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.

Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi: Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?. Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, bốn tháng rồi hả. Nó gật đầu.

Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.

Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”

Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….

Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị. Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

Nguyễn Đại Hoàng

Tuesday, November 11, 2014

Netflow trên Ubuntu với fprobe , nfdump , nfsen

[from wikipedia]



 Netflow exporters : thiết bị tạo (xuất) netflow data. Thường là các thiết bị cần theo dõi - switches, routers, pc, laptop, v.v
- Netflow collectors: thiết bị nhận & lưu netflow data để quản lý. Data lưu dạng file/DB.

Thử nghiệm
- Exporter: Máy ubuntu 10.04 , cần theo dõi card etho0 , dùng fprobe tạo netflow data, IP 182.158.25.186

- Collector: dùng nfdump (nfcapd) để nhận netflow data, dùng nfsen để tạo GUI dùng cho theo dõi. Máy ubuntu 10.04 , IP 182.158.25.159 , mở port 5555 để nhận data về. Y

Cài đặt
1. Exporter.
$sudo apt-get install fprobe
$sudo nano /etc/default/fprobe
#fprobe default configuration file
INTERFACE = eth0
FLOW_COLLECTOR="localhost:9995"

$sudo fprobe -i eth0 182.158.25.159:5555 
$ps -A | grep fprobe
3091 ? 00:00:21 fprobe  (nó chạy rồi)

2. Collector
#cài nfdump
$cd /tmp
$tar -zxvf nfdump-1.6.9.tar.gz
$cd nfdump-1.6.9
#cài thêm hàng
$sudo apt-get install flow-tools gcc flex byacc librrd-dev bison gcc-4.1 sendmail make
#complile với option hỗ trợ cho nfsen sau này
$sudo ./configure --enable-nfprofile
$sudo make
$sudo make install

#cài nfsen
$cd /tmp
$tar -zxvf nfsen-1.3.6p1.tar.gz
$cd nfsen-1.3.6p1
#cài thêm hàng cho nfsen chạy 
$sudo apt-get install tasksel
$sudo tasksel install lamp-server 
$sudo apt-get install libapache2-mod-php5 php5-common libmailtools-perl librrds-perl bison fping libsocket6-perl
# nhớ dùng auto-configuration option khi configure perl.

#chuẩn bị folder
$sudo mkdir -p /var/local/nfsen
$sudo mkdir -p /var/www/nfsen
$sudo chown -fR www-data:www-data /var/local/nfsen
$sudo chown -fR www-data:www-data /var/www/nfsen
$sudo cp etc/nfsen-dist.conf etc/nfsen.conf
$nano etc/nfsen.conf
# Modify following lines
   $BASEDIR=”/var/local/nfsen”;
   $HTMLDIR="/var/www/nfsen/";
   $USER = ”www-data”
   $WWWUSER = "www-data";
   $WWWGROUP = "www-data";
   %sources = (
   'Source-5555' => { 'port' => '5555', 'col' => '#0000ff', 'type' => 'netflow' },
   # thêm source như line trên nếu cần thêm
   );

$sudo ./install.pl etc/nfsen.conf
$sudo /var/local/bin/nfsen start
$ps -A | grep nfcapd
5008 ? 00:00:00 nfcapd   # ẻm đã chạy

#coi thử có hàng về chưa trên port 5555 đã mở
$sudo tcpdump -i eth0 port 5555
tcpdump: verbose output suppressed, use -v or -vv for full protocol decode
listening on eth0, link-type EN10MB (Ethernet), capture size 96 bytes
14:57:47.506769 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 120
14:57:52.506250 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 120
14:57:57.505762 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 120
14:58:07.504843 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 216
14:58:07.509202 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 1464
14:58:12.504381 IP ubuntu-2.local.60336 > ubuntu.local.rplay: UDP, length 600

- Giờ mở nfsen GUI lên:  http://localhost/nfsen/nfsen.php
Kết quả



#Flow data lưu tại /var/local/nfsen/profiles-data/live/[source-name]/[year]/[month]/[captured date]
$ls -l profiles-data/live/Source-5555/2013/04/28/
total 376
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 2184 2013-04-28 10:40 nfcapd.201304281035
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 1428 2013-04-28 10:45 nfcapd.201304281040
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 12847 2013-04-28 10:50 nfcapd.201304281045
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 23980 2013-04-28 10:55 nfcapd.201304281050
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 9422 2013-04-28 11:00 nfcapd.201304281055
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 2601 2013-04-28 11:05 nfcapd.201304281100
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 2267 2013-04-28 11:10 nfcapd.201304281105
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 19925 2013-04-28 11:15 nfcapd.201304281110
-rw-r--r-- 1 www-data www-data 5899 2013-04-28 11:20 nfcapd.201304281115
Note: coi tên file, nfcapd cập nhật file mỗi 5ph.

#mở file bằng command.
$nfdump -r [captured file]
e.g:
ate first seen Duration Proto Src IP Addr:Port Dst IP Addr:Port Packets Bytes Flows
2013-04-28 03:58:26.664 0.000 TCP 173.194.38.140:80 -> 182.158.25.186:40809 1 40 1
2013-04-28 03:58:26.664 0.000 TCP 173.194.38.139:80 -> 182.158.25.186:51222 1 40 1
2013-04-28 03:58:26.606 0.058 TCP 182.158.25.186:40809 -> 173.194.38.140:80 2 80 1
2013-04-28 03:58:26.606 0.058 TCP 182.158.25.186:51222 -> 173.194.38.139:80 2 80 1
2013-04-28 03:58:33.400 0.000 UDP 182.158.25.186:44872 -> 182.158.24.10:53 1 61 1
2013-04-28 03:58:31.642 6.311 TCP 72.21.91.9:80 -> 182.158.25.186:37985 5 690 1
2013-04-28 03:58:33.454 0.000 UDP 182.158.24.10:53 -> 182.158.25.186:44872 1 91 1
2013-04-28 03:58:31.642 6.334 TCP 72.21.91.9:80 -> 182.158.25.186:37984 5 690 1
2013-04-28 03:58:31.436 6.312 TCP 182.158.25.186:37985 -> 72.21.91.9:80 5 620 1
2013-04-28 03:58:31.436 6.335 TCP 182.158.25.186:37984 -> 72.21.91.9:80 5 620 1
2013-04-28 03:54:43.225 304.773 TCP 86.159.224.248:29051 -> 182.158.25.186:35130 7501 6.4 M 1
2013-04-28 03:58:46.662 0.000 TCP 173.194.38.138:80 -> 182.158.25.186:47643 1 40 1
2013-04-28 03:58:46.607 0.055 TCP 182.158.25.186:47643 -> 173.194.38.138:80 2 80 1
2013-04-28 03:54:43.225 304.773 TCP 182.158.25.186:35130 -> 86.159.224.248:29051 4899 269882 1
2013-04-28 03:58:51.441 0.232 TCP 182.158.25.186:40835 -> 173.194.38.140:80 31 1691 1
2013-04-28 03:58:51.498 0.175 TCP 173.194.38.140:80 -> 182.158.25.186:40835 33 43861 1
2013-04-28 03:58:53.400 0.000 UDP 182.158.25.186:38136 -> 182.158.24.10:53 1 63 1
2013-04-28 03:58:51.653 6.322 TCP 72.21.91.9:80 -> 182.158.25.186:37987 5 690 1
2013-04-28 03:58:39.036 14.003 Trnk1 53.138.3.0:35750 -> 0.0.0.3:38735 8 6144 1
2013-04-28 03:58:53.454 0.000 UDP 182.158.24.10:53 -> 182.158.25.186:38136 1 93 1

Xong xuôi. Merci đã theo dõi

Kiểm tra mạng sử dụng IPERF

Iperf là tool kiểm tra link bandwidth , quality (latency , jitter , packet loss)


#cài iperf
$sudo apt-get install iperf

#Mặc định thì iperf client kết nối tới iperf server qua port TCP 5001 và BW hiển thị là BW từ client đến server .

#Xì tạt
#Client:
$ iperf -c 182.158.25.159
------------------------------------------------------------
Client connecting to 182.158.25.159, TCP port 5001
TCP window size: 16.0 KByte (default)
------------------------------------------------------------
[ 3] local 182.158.25.186 port 33180 connected with 182.158.25.159 port 5001
[ ID] Interval Transfer Bandwidth
[ 3] 0.0-10.0 sec 114 MBytes 95.0 Mbits/sec

# server:
$ iperf -s
------------------------------------------------------------
Server listening on TCP port 5001
TCP window size: 85.3 KByte (default)
------------------------------------------------------------
[ 4] local 182.158.25.159 port 5001 connected with 182.158.25.186 port 33180
[ ID] Interval Transfer Bandwidth
[ 4] 0.0-10.1 sec 114 MBytes 94.2 Mbits/sec


# Test iperf với uni-directional , bi-directional link + linux congestion control.
- Mặc định : TCP và link là uni-directional
- Để test bi-directional : dùng thêm -r
- Để test UDP: dùng -u
- Thêm congestion control : dùng -Z, --linux-congestion
# Test trên Ubuntu 10.04 using kernel 2.6.32-46-generic-pae
# sysctl net.ipv4.tcp_available_congestion_control net.ipv4.tcp_available_congestion_control = cubic, reno

# Test 01, 02: TCP uni-directional and bi-directional bandwidth checking


# Test 03, 04: UDP uni-directional and bi-directional bandwidth checking


# Test 05: iperf testcases using congestion control reno, cubic (default algorithms in kernel 2.6)


OLSR mobile ad-hoc network (MANET) routing protocol

OLSR là 1 routing protocol hỗ trợ Mobile Ad-hoc network (MANET). Dạng link-state, active protocol. Các node trong mạng tự xây dựng route table đến tất cả các node khác trong mạng (nếu được). Cập nhật là route table nếu 1 node nào đó trong mạng đứt kết nối. Xem thêm tại RFC 3626.


- Bản build OLSR (beta-1.5) routing cho wireless adhoc (MANET) dựa trên Quagga (0.99.22.1) software routing suite.
(hongvuonganh@gmail.com ; anhhv04@mp.hcmiu.edu.vn)

- Hỗ trợ:
  + Sẵn có trên Quagga: RIP, OSPF, OSPFv6, ISIS, BGP, Babel (distance vector cho MANET). Static route config, access-list... (xem thêm tại quagga.net)
  + OLSR: core OLSR routing (RFC 3626), IPv4 (IPv6 đang làm ^^).
  + Hỗ trợ CLI (Cisco like) qua telnet
  + Các command 

(sẵn có của Quagga)
enable: vào mode enable của router.
configure terminal: vào mode config của router
interface eth0 : vào interface ethernet 0 của máy
exit: thoát mode hiện tại về mode trên 1 bậc
write: lưu cấu hình vào file .conf
show ip route: xem route table.
show interface: xem thông tin interface
....

(của OLSRd)
router olsr: khởi tạo OLSR routing process
network IF_NAME: chạy OLSR routing trên interface (vd: network wlan0: chạy OLSR trên wlan0)
olsr willingness <0-7>        : setup node's willingness
olsr neighb-hold-time <1-65535>    : setup neighbor tuple holding time
olsr dup-hold-time <1-65535>    : setup duplicate tuple holding time
olsr top-hold-time <1-65535>        : setup topology tuple holding time
olsr mpr-update-time <1-65535>    : MPR update time
olsr rt-update-time <1-65535>    : Routing table update time
olsr hello-interval <1-65535>        : Update hello emission interval
olsr mid-interval <1-65535>        : Update mid   emission interval
olsr tc-interval <1-65535>        : Update tc    emission interval
show ip olsr                : show OSLR information
show ip olsr neighbor            : show neighbor set
show ip olsr linkset            : show link set
show ip olsr topset            : show topology set
show ip olsr mid            : show mid set
show ip olsr hop2            : show 2nd hop set
show ip olsr routes            : show OLSR routing table
olsr debug <1-Event | 2-Details>: enable debug mode


- Yêu cầu: Nix kernel 2.6 -> 3.2 (đã test trên Ubuntu , 10.04, 11, 12.04 LTS, CentOS 6.3), gawk, dia. Để tùy chỉnh cần thêm autotool (automake, autoconf, autoreconf) (ít nhất 1.6 trở lên)


- Cài đặt
  + Tải về, xả nén
$cp adhoc-iu-beta-1.5.tar.gz /tmp
$cd /tmp
$tar -zxvf adhoc-iu-beta-1.5.tar.gz
$cd adhoc-iu

  + Tạo folder trước:
$sudo mkdir -p /data/quagga/etc         #chứa file config (giống cái startup-config của Cisco á)
$sudo mkdir -p /data/quagga/state      #pid file.

  + Cài (mặc định vào /data/quagga , user là root)
$make
$sudo make install

  + Nếu cần thay đổi path thì chạy configure như dưới (trước make và make install)
$./configure --prefix=<working folder> --localstatedir=<pid folder> --sysconfdir=<conf folder> --enable-user=<user> --enable-group=<group>

- Tạo file config trước
$cd /data/quagga/
$sudo cp ./etc/zebra.conf.sample /etc/zebra.conf
$sudo cp ./etc/olsrd.conf.sample /etc/olsrd.conf

- Chạy (thêm -d nếu muốn chạy mode daemon)
$sudo ./sbin/zebra -d   
$sudo ./sbin/olsrd -d

- Sử dụng
+ zebra daemon: dùng cấu hình cho interface (ip add, bandwidth...) , add/delete static route...
+ olsrd daemon: enable/disable OLSR routing, update 1 số parameter của protocol này (Hello, TC, MID interval, willingness...
+ Chú ý: port để telnet vty cho zebra : 2601 ,cho olsrd là 2611.

- Ví dụ: giờ có 3 cái laptop L1 , L2 , L3. L1 & L2 nằm trong vùng sóng của nhau, tương tự cho 2, 3. L1 và L3 nằm ngoài. Khi chạy olsrd trên 3 máy -> các máy "link" lại được (có route đến máy còn lại).
  Lap1  <-------------> Lap2 <------------------> Lap3

+ Cài như trên cho 3 máy rồi chạy 2 daemon như trên

+ Chuyển mode cho card wifi trên 3 máy (đang kiếm cách tích hợp vào chtrinh luôn)
$sudo ifconfig wlan0 down
$sudo iwconfig wlan0 mode ad-hoc
$sudo iwconfig wlan0 essid olsrd
$sudo iwconfig wlan0 channel 5
$sudo ifconfig wlan0 up

+ Cấu hình IP cho interface wlan0
#Kết nối tới zebra daemon cấu hình IP cho interface wireless (wlan0)




#Cấu hình IP cho interface wlan0
telnet localhost 2601
enter telnet password (mặc định zebra)
host>enable (nhập enable pass, mặc định zebra)
host#conf t
host(config)#int wlan0
host(config-if)#ip add 10.1.1.1/24
host(config-if)#exithost(config)#exithost#write
host#exit

#Làm tương tự cho L2(10.1.1.2/24), L3 (10.1.1.3/24)

+ Chạy OLSR routing. Làm các bước bên dưới cho từng máy
telnet localhost 2611
<nhập password , mặc định zebra>
host>enable
<nhập enable password, mặc định zebra>
host#conf t
host(config)#router olsr
host(config-olsr)#network wlan0
host(config-olsr)#exit
host(config)#exithost#write
host#exit


+ Xong, 3 máy sẽ trao đổi thông tin, tìm đường ,tạo route table. Giờ 3 máy "thông" nhau. Nếu có máy nào đó tắt wifi , các máy còn lại tự cập nhật lại route table, nếu máy tắt mở lại , các máy tự động cập nhật tìm đường lại.

Bạn có ý kiến, góp ý, gửi về hongvuonganh@gmail.com hay anhhv04@mp.hcmiu.edu.vn